SINH TRƯỞNG CỦA HỆ SỢI VÀ PHÁT TRIỂN QUẢ THỂ NẤM SÒ VÀNG (Pleurotus cintrinopileatus) TRÊN MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG KHÁC NHAU

Chủ nhật - 15/05/2022 22:12 494 0

Nấm sò vàng (Pleurotus citrinopileatus) (Singer, 1943), thuộc họ Pleurotaceae, bộ Agaricales, lớp Agaricomycetes, là một loại nấm ăn phổ biến ở miền đông nước Nga (Parmasto & Erast, 1987). Nấm sò vàng được trồng thương mại trên các phụ phẩm từ nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, lõi ngô… (Stamets & Paul, 2000). Trên thế giới, nấm sò vàng không chỉ được biết đến với vai trò là loại nấm ăn phổ biến mà còn là loài dược liệu quý. Theo Yu-Ling Lee cộng sự (2007), nấm sò vàng có tác dụng chống oxy hóa, hoạt chất chiết xuất từ nấm sò vàng được nghiên cứu để phòng chống tăng đường huyết và giảm đường huyết ở chuột bị tiểu đường (Shu-Hui Hu & cs., 2006). Quả thể nấm sò vàng có chứa lovastatin làm giảm cholesterol (Gunde-Cimerman & Cimerman, 1995) và làm giảm mỡ máu (Shu-Hui Hu & cs., 2006).
Trên thế giới, nấm sò vàng đã được nghiên cứu từ lâu và nuôi trồng thành công để khai thác các giá trị dược liệu nhằm phục vụ làm dược phẩm tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nấm sò vàng chưa được nghiên cứu và nuôi trồng nhiều. Chưa có nhiều nghiên cứu về sinh trưởng của hệ sợi và điều kiện nuôi trồng nấm sò vàng được công bố. Với tiềm năng và khả năng ứng dụng cao của loại nấm này, những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng và phát triển quả thể nấm sò vàng là thực sự cần thiết.
Với sự hỗ trợ kinh phí từ dự án Việt Bỉ do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì, nghiên cứu này nhằm tìm ra nguồn cacbon, nitơ và mức nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của hệ sợi nấm sò vàng, đồng thời tìm ra cơ chất nuôi trồng phù hợp cho hiệu suất sinh học cao nhất. Các đặc điểm sinh học về tốc độ, mật độ, đặc điểm hệ sợi cùng với kích thước và năng suất quả thể đã được ghi lại. Bước đầu trong nghiên cứu đã tìm ra được mức nhiệt độ, nguồn cacbon, nguồn nitơ cùng với hàm lượng phù hợp với sinh trưởng của hệ sợi nấm sò vàng, đồng thời cũng xác định được công thức phối trộn nguyên liệu cho năng suất nấm sò vàng cao nhất.
Kết quả thu được cho thấy, hệ sợi nấm sò vàng sinh trưởng tốt nhất ở ngưỡng nhiệt độ 250C ±1, tốc độ sinh trưởng hệ sợi trung bình đạt 4.55mm/ngày, hệ sợi nấm sinh trưởng mượt, mật độ hệ sợi dày. Nguồn cacbon thích hợp cho chủng nấm Pc-1 sinh trưởng là fructose với hàm lượng 20g/l, tốc độ sinh trưởng trung bình đạt 3.80mm/ngày. Peptone được ghi nhận là nguồn nitơ thích hợp nhất đối với sinh trưởng hệ sợi nấm sò vàng. Hàm lượng peptone bổ sung 4g/l thu được kết quả tốc độ sinh trưởng hệ sợi nấm sò vàng là nhanh nhất, đạt 4.64mm/ngày.
Căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng hệ sợi cùng với sự phát triển của quả thể, công thức phối trộn nguyên liệu theo tỷ lệ mùn cưa: bông phế loại (1:1) cùng với sự bổ sung ít hơn 5% cám mạch cho thấy năng suất quả thể nấm thu được là cao nhất đạt hơn 31%.

 

x


Hình 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ sinh trưởng, mật độ (A) và hình thái hệ sợi (B)
 

x


Hình 2. Ảnh hưởng của nguồn cacbon (A-B) và nồng độ cacbon (C-D) đến tốc độ sinh trưởng, mật độ và hình thái hệ sợi
 

x


Hình 3. Ảnh hưởng của nguồn nito (A-B) và nồng độ nito (C-D) đến tốc độ sinh trưởng, mật độ và hình thái hệ sợi.
 

x


Hình 4. Sinh trưởng hệ sợi và hình thái quả thể nấm sò vàng trên các cơ chất nuôi trồng khác nhau

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Wordbank
BNN
HVNN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây