Sản xuất thử các giống ngô lai VNUA69 và VNUA141

Thứ sáu - 13/05/2022 05:19 409 0

 

 
Theo kế hoạch hợp tác với tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ hỗ trợ chuyển giao chuyển giao một số giống cây trồng mới như lúa, ngô, lạc, sắn,… có năng suất, chất lượng phù hợp. Được sự thống nhất của Sở Nông nghiệp và PTNT Thừa thiên Huế, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tiếp nhận, triển khai sản xuất thử hai giống ngô nếp lai VNUA69 và VNUA141 với quy mô 02 ha (mỗi giống 01 ha) tại HTX Nông nghiệp Hương An, thị xã Hương Trà, trong vụ Xuân Hè 2021. Từ thực tế sản xuất cho thấy:

Thời gian sinh trưởng của giống VNUA69 tương đương với giống HN88 đang sản xuất đại trà (75-80 ngày), giống VNUA141 có dài ngày hơn (83-85 ngày). Giai đoạn chín sữa của giống VNUA69 ngắn, hạt chuyển cứng nhanh nên  phải thu hoạch nhanh, gọn để đảm bảo chất lượng khi sử dụng làm thực phẩm tươi cung cấp ra thị trường.

Giống VNUA69 cao cây, quả to, hạt to đều, một số cây cho 02 quả to gần như bằng nhau, ăn mềm, dẻo. Giống VNUA141  thấp cây, ngô tươi ăn mềm, dẻo, thơm, vị ngọt thanh nhưng quả nhỏ hơn VNUA69. Kết quả thu hoạch giống ngô VNUA69 bình quân đạt 2.400 quả/sào, cho thu nhập từ 4-5 triệu đồng/sào. Giống VNUA141 bị sâu bệnh gây hại nhiều nên năng suất bình quân đạt 1.682 quả/sào, cho thu nhập 3-3,5 triệu đồng/sào.  thấp hơn giống VNUA69 khoảng 30%. Về  thị trường tiêu thụ, giống ngô VNUA141 có màu sắc hạt bắp luộc tím đậm, được đánh giá là không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nên thời gian đầu người mua còn e ngại; nhưng sau vài lượt bán, đã được các thương lái và người tiêu dùng biết đến và tìm mua  với giá cao gấp đôi so với giống VNUA69 và HN88 do chất lượng thơm, dẻo, ngọt… vượt trội.

Về sâu bệnh, xuất hiện các đối tượng gây hại như sâu ăn lá, sâu đục thân, đục quả, rầy..., Qua theo dõi đánh giá, mức độ nhiễm các đối tượng sâu bệnh kể trên ít hơn, số lần phun thuốc phòng trừ đối với giống VNUA69 giảm 2-3 lượt và VNUA141 giảm 1-2 lượt phun so với giống HN88 sản xuất đại trà.

Tóm lại, hai giống ngô mới đưa vào sản xuất thử có một số ưu điểm về năng suất, khả năng chống chịu, thị trường chấp nhận được. Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác, khách quan cần phải bố trí sản xuất thử thêm nhiều vụ nữa. Bên cạnh đó, phải bố trí thời vụ trồng phù hợp, tính toán để khi ngô trỗ cờ, phun râu không rơi vào thời điểm quá nóng hoặc quá lạnh gây ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng./.

 

Nguyễn Thị Kiều Chinh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Wordbank
BNN
HVNN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây